Môi giới bất động sản là khái niệm quen thuộc, gắn chặt với các giao dịch bất động sản trong thực tiễn đời sống hiện nay. Vậy môi giới bất động sản là gì? Tố chất mà một môi giới bất động sản ra sao? Điều kiện để làm môi giới bất động sản là gì? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Môi giới Bất động sản là nghề gì? Khái niệm & Công việc

Môi giới Bất động sản là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014, môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Hay nói cách khác, chủ thể thực hiện môi giới bất động sản sẽ là bên trung gian thứ ba, giúp bên mua và bên bán thỏa thuận, giao dịch với nhau.

Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, vai trò của người môi giới là không thể thiếu và đóng góp quan trọng trong quá trình giao dịch.

Điều kiện để làm môi giới bất động sản

Theo Luật Kinh doanh Bất động sản 2014,

“Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế”.

Do vậy, để trở thành một người hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản thì bạn cần có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.

Tố chất mà một môi giới bất động sản cần có

  • Giao tiếp khéo léo: Người làm môi giới cần có khả năng giao tiếp khéo léo để tạo lòng tin và thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng cần thành thạo kỹ năng đàm phán để đạt được điều kiện tốt nhất trong giao dịch.
Tố chất của Môi giới bất động sản

Ảnh Tố chất của Môi giới bất động sản

  • Nhạy bén trước xu hướng thị trường: Ngoài việc hiểu rõ về thị trường bất động sản, luật pháp liên quan, quy trình giao dịch, các loại hợp đồng và các khía cạnh kỹ thuật của bất động sản thì môi giới bất động sản cần nhạy bén trước những xu hướng của thị trường để xác định hướng đi đúng đắn cho mình, cũng như cung cấp thông tin hiệu quả cho khách hàng.
  • Sự tỉ mỉ và chi tiết: Trong quá trình xem xét các hồ sơ, tài liệu liên quan đến bất động sản, người làm môi giới cần chú ý đến từng chi tiết và đảm bảo tính chính xác của thông tin.
  • Trung thực: Người làm môi giới cần tuân thủ các quy định pháp luật và hành vi đạo đức nghề nghiệp. Điều này góp phần xây dựng lòng tin và danh tiếng của bạn trong ngành.

Bên cạnh đó còn có bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản Việt Nam đã được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ban hành. Bộ quy tắc gồm :

  • Quy tắc 1: Tuân thủ nguyên tắc chung của nghề
  • Quy tắc 2: Trang phục và phong cách
  • Quy tắc 3: Đảm bảo năng lực chuyên môn khi hành nghề
  • Quy tắc 4: Trung thực, tận tâm trong công việc
  • Quy tắc 5: Giao tiếp và ứng xử với khách hàng
  • Quy tắc 6: Trách nhiệm khi làm người mua bán bất động sản
  • Quy tắc 7: Mọi thỏa thuận với khách hàng phải lập thành văn bản
  • Quy tắc 8: Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp
  • Quy tắc 9: Cạnh tranh lành mạnh và tôn trọng các thỏa thuận độc quyền
  • Quy tắc 10: Giao tiếp và ứng xử với đối thủ cạnh tranh
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ban hành bộ quy tắc đạo đức môi giới

Ảnh Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ban hành bộ quy tắc đạo đức môi giới

  • Quy tắc 11: Ứng xử với doanh nghiệp mình làm việc
  • Quy tắc 12: Công khai đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản
  • Quy tắc 13: Bảo mật thông tin
  • Quy tắc 14: Không được nhận các khoản thù lao ngoài hợp đồng
  • Quy tắc 15: Những việc nhà môi giới bất động sản không được làm
  • Quy tắc 16: Ngăn ngừa xung đột lợi ích
  • Quy tắc 17: Trách nhiệm trước pháp luật
  • Quy tắc 18: Trách nhiệm với xã hội, thị trường bất động sản và với tổ chức nghề nghiệp
  • Quy tắc 19: Ứng xử trong tranh chấp
  • Quy tắc 20: Cam kết thi hành.

Để có thêm thông tin về Bất động sản, bạn tiếp tục truy cập vào Batdongsan.Online - Nơi bạn có thể tìm kiếm tất tần tật mọi thông tin liên quan từ pháp lý đến giá bán. Chúng tôi cung cấp thông tin về lĩnh vực bất động sản. Tổng hợp các diễn biến của thị trường BĐS Việt Nam thông qua công cụ trực tuyến.